Visa Như Ý

Toàn Tâm Toàn Ý - Dịch vụ visa định cư, du học, thăm thân, du lịch CHUYÊN NGHIỆP

  • Schengen
  • Mỹ
  • Úc
  • Anh Quốc
  • Canada
  • Trung Quốc
  • Liên hệ
  • Giới thiệu

Tranh cãi về việc miễn VISA để thu hút thêm khách du lịch nhà giàu

Tháng Năm 8, 2019 by visanhuy Leave a Comment

Những người làm du lịch khẳng định visa là rào cản thu hút khách đến Việt Nam, còn cơ quan ngoại giao, an ninh lại không cùng quan điểm.

Mở đầu phiên hiến kế về du lịch tại Diễn đàn kinh tế tư nhân diễn ra ngày 2/5 tại Hà Nội, ông Ngô Văn Tuấn – Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương khẳng định 99% doanh nghiệp du lịch là tư nhân. Để phát triển ngành du lịch, các rào cản cần được tháo gỡ, hướng tới mục tiêu thu hút 17-20 triệu du khách quốc tế vào năm 2020.

Visa bị coi là nút thắt của du lịch Việt Nam

Một trong những rào cản được nhiều doanh nghiệp lữ hành trong nước nhắc đến là visa. Theo ông Trương Tấn Sơn, đại diện Saigontourist, du khách sẽ cảm thấy không được chào đón khi gặp khó khăn trong việc cấp visa. Ông Sơn đề xuất Chính phủ có những lộ trình cụ thể để miễn visa cho nhiều quốc gia hơn. “Chúng ta cũng có thể chủ động cấp visa 5-10 năm cho một số thị trường khách đặc biệt, những người có thu nhập cao, thân nhân tốt, thường xuyên đi du lịch. Như vậy ngành du lịch mới sẵn sàng mở cửa, chào đón thêm nhiều du khách có chi tiêu cao”, đại diện Saigontourist nói.

tranh-cai-ve-viec-mien-visa-de-thu-hut-them-khach-du-lich-nha-giau

Toàn cảnh phiên hiến kế về Du lịch ngày 2/5 thuộc Diễn đàn Kinh tế Tư nhân Việt Nam 2019.

Đồng quan điểm với ông Sơn, ông Phạm Hà, đại diện công ty du lịch Sang Trọng cho rằng visa đang là một trong bốn nút thắt của du lịch Việt Nam, cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Ngoài việc miễn visa, ông Hà cũng đề nghị tăng thời gian lưu trú cho khách nước ngoài từ 15 ngày lên 30 ngày và có thể dài hơn nếu được. “Chúng ta muốn cạnh tranh với Thái Lan hay các nước khu vực thì ít nhất chúng ta cũng phải miễn thị thực nhiều bằng họ”, ông Hà cho rằng Việt Nam là điểm đến an toàn, tổ chức được nhiều sự kiện quốc tế thì không có lý do gì không thể không miễn visa.

Dẫn chứng về việc chính sách visa ảnh hưởng như thế nào đến ngành du lịch, đại diện hãng hàng không Vietjet Air, ông Đinh Việt Phương cho biết, mỗi ngày hãng có 15 chuyến bay thẳng từ Việt Nam đi Hàn Quốc. Lượng khách du lịch tăng đột biến khi Hàn Quốc cấp visa 5 năm cho người Việt.

Vì sao Việt Nam chỉ miễn visa cho 13 quốc gia?

Việt Nam hiện đơn phương miễn thị thực cho công dân 13 quốc gia; áp dụng cấp visa điện tử cho 80 nước. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cho biết ở chiều ngược lại, trong số 10 triệu người Việt du lịch nước ngoài mỗi năm, công dân còn gặp nhiều khó khăn khi xin visa, kể cả ở những nước Việt Nam đơn phương miễn visa. “Đây là điều cần lưu ý khi xây dựng chính sách liên quan đến thị thực, để đảm bảo yếu tố có đi có lại, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Việt Nam”, ông Dũng nói.

Theo lộ trình được Chính phủ chỉ đạo về đơn phương miễn thị thực cho các quốc gia, Bộ Ngoại giao, Bộ Công An và nhiều đơn vị liên quan đang xây dựng cơ chế chính sách trong việc xuất nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích du lịch.

Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng phản hồi đề xuất về chính sách visa.

Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng phản hồi đề xuất về chính sách visa.

Đại diện Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại Giao, bà Nguyễn Thị Hương Lan cho rằng chính sách miễn thị thực không phải yếu tố quyết định tác động tới ngành du lịch Việt Nam.

Bà Hương Lan dẫn chứng báo cáo từ Tổng Cục Du lịch, tỷ lệ tăng trưởng khách từ các quốc gia không miễn thị thực đơn phương như Mỹ hay Canada còn cao hơn những nước được miễn thị thực.

Theo đại diện Cục Lãnh sự, việc miễn thị thực đơn phương để tạo điều kiện thuận lợi cho khách cần đi đôi với cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp trong nước. Bà Hương Lan còn cho rằng thị thực chỉ là một trong các tiêu chí để đánh giá độ mở với quốc tế, không hoàn toàn quyết định năng lực cạnh tranh du lịch của một nước. Ví dụ như những quốc gia như Tây Ban Nha, Nhật Bản hay Mỹ có năng lực cạnh tranh về du lịch xếp hạng cao dù chính sách miễn thị thực không quá cởi mở.

Cùng quan điểm với đại diện Cục Lãnh sự, Đại tá Nguyễn Văn Thống, đại diện Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công An cho rằng miễn thị thực không phải tiêu chí để du khách chọn Việt Nam là điểm đến du lịch.

Dẫn chứng về việc này ông Thống lấy ví dụ khách Trung Quốc trong thời gian qua luôn chiếm khoảng 30% lượng khách nhập cảnh Việt Nam, dù công dân nước này không được miễn visa.

Đại tá Thống cũng khẳng định việc xin thị thực vào Việt Nam rất đơn giản, chỉ 3 ngày là xong. Các thủ tục hải quan nhập cảnh vào Việt Nam cũng rất đơn giản và nhanh chóng, tạo điều kiện tối đa cho du khách.

Đại diện Cục Xuất nhập cảnh cho biết sẽ tham gia lấy ý kiến cùng Bộ Công An để sửa đổi và bổ sung một số điều trong Luật 47, nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho người nước ngoài vào Việt Nam. Ngoài ra Bộ Công An cũng đang đưa vào luật hoá thị thực điện tử để thủ tục ổn định, có cơ sở pháp lý để thực hiện, nhằm cải cách thủ tục hành chính.

Tranh cãi về việc miễn visa

Không đồng tình với ý kiến cho rằng việc miễn visa không ảnh hưởng đến du lịch, ông Lương Hoài Nam – Phó TGĐ Công ty hàng không Ngôi Sao Việt, thành viên Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) lấy ví dụ về việc Thái Lan đón một triệu du khách Việt Nam trong năm 2018.

“Nếu Thái Lan không miễn visa thì có bao nhiêu người Việt sang Thái Lan?”, ông Nam nói và khẳng định, visa là vấn đề quan trọng trong chính sách du lịch của tất cả các nước lớn.

Khi đi tiếp xúc với nhóm khách hàng giàu, những người nằm ngoài danh sách 13 nước được miễn visa, ông Nam luôn được họ đặt câu hỏi: “Tại sao các nước xung quanh như Thái Lan, Singapore, Malaysia đều miễn visa cho chúng tôi mà Việt Nam thì không?”.

Ông Nam cho rằng miễn visa là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong việc phát triển của ngành du lịch, quan trọng là các cơ quan có thể hỗ trợ đến đâu chứ không thể nói là không quan trọng.

Ông Lương Hoài Nam, thành viên TAB khẳng định visa là vấn đề quan trọng trong việc thu hút thêm du khách đến Việt Nam.

Đồng ý với ông Lương Hoài Nam, ông Vũ Thế Bình, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho rằng visa rất quan trọng vì nó tạo thiện cảm đầu tiên cho du khách khi đến Việt Nam. Các nước trong khu vực đã sử dụng visa như một “vũ khí” để cạnh tranh du lịch, Việt Nam cũng cần xem đó là bài học để nghiên cứu thêm.

Ông Kenneth Atkinson – Chủ tịch Grant Thornton Việt Nam cho rằng Chính phủ cũng cần minh bạch các thông tin liên quan đến thị thực. Ông dẫn chứng về việc các trang web, chính sách liên quan đến visa rất khó tìm và mất thời gian. Du khách quốc tế gặp nhiều khó khăn trong việc trong việc tìm thông tin, kết quả về việc xét thị thực.

Bà Nguyễn Thị Huyền, đại diện Vietrantours cho rằng, thủ tục cấp visa của Việt Nam được cho là cởi mở nhưng chưa thật sự thông thoáng đúng nghĩa. Ví dụ như việc cấp thị thực tại cửa khẩu của Việt Nam, khách vẫn cần hoàn tất các thủ tục sau đó mang công văn đến cửa khẩu rồi mới được cấp visa. Trong khi đó, Thái Lan chỉ yêu cầu du khách về tờ khai, ảnh, hộ chiếu, vé máy bay, xác nhận nơi cư trú là có thể được cấp visa ngay tại cửa khẩu.

Đề xuất chính sách visa linh hoạt

Trên thực tế, việc miễn visa đã được nhiều doanh nghiệp du lịch đề xuất từ năm 2016, tuy nhiên vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ, chưa tìm được tiếng nói chung giữa cơ quan quản lý và doanh nghiệp.

Để cân bằng lợi ích giữa các bên, ông Nguyễn Quốc Kỳ, đại diện Vietravel đề xuất chính sách visa linh hoạt. “Chúng tôi không đề xuất bỏ visa, vì tâm lý chẳng ai muốn bỏ cái gì cả. Nhưng chúng tôi muốn đề xuất một chính sách visa linh hoạt”.

Ông Kỳ cho rằng chúng ta có thể cấp theo từng thị trường, theo mùa khách đông – vắng hoặc theo sự kiện lớn như giải đua xe F1, Seagames, Festival Huế, Vesak…

Đại diện Vietravel cũng chỉ ra những bất cập trong việc miễn thị thực cho 13 quốc gia. “Có những nước chúng ta miễn visa nhưng chẳng có khách nào đến hoặc thị phần không tăng. Trong khi những nước cần miễn thì lại tăng trưởng tốt. Do đó cần điều chỉnh lại cho đúng”, ông Kỳ phát biểu.

Ghi nhận những ý kiến của doanh nghiệp lữ hành, hàng không, đại diện Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Tô Anh Dũng khẳng định Bộ Ngoại giao sẽ luôn sát cánh với ngành du lịch, tiếp tục lắng nghe và xây dựng những chính sách mới, tạo điều kiện cho du khách quốc tế vào Việt Nam ngày càng dễ dàng hơn.

Khương Nha vnexpress

Filed Under: Du lịch úc, Kết quả Visa, Kinh nghiệm, Visa, Visa Anh, Visa Canada, Visa Châu Âu, Visa Du Học, Visa Du lịch, Visa Hàn Quốc, Visa Mỹ, Visa Schengen, Visa Thăm Thân, Visa Trung Quốc, Visa Úc, Visa Định Cư

Châu Á thống trị bảng xếp hạng các tấm hộ chiếu quyền lực nhất thế giới

Tháng Ba 27, 2019 by visanhuy Leave a Comment

Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc chia nhau vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới mới đây.

Đây là kết quả mới nhất theo các chỉ số hộ chiếu trong báo cáo được công bố cách đây ít ngày của Henley Passport Index.

Chỉ số đánh giá hộ chiếu quyền lực dựa trên dữ liệu từ Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), xem xét 199 hộ chiếu và 227 điểm đến du lịch.

Châu Á thống trị bảng xếp hạng các tấm hộ chiếu quyền lực nhất thế giới - Ảnh 1.

Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc chia nhau vị trí thứ nhất trong bảng xếp hạng cuốn hộ chiếu quyền lực nhất thế giới. (Ảnh: Istock)

Theo bảng xếp hạng mới, Nhật Bản thay vì chễm chệ ở vị trí đầu như các bảng xếp hạng trước, nay phải san sẻ vị trí này với Singapore và Hàn Quốc. Công dân của 3 quốc gia châu Á này được phép nhập cảnh tới 189 quốc gia mà không cần xin thị thực.

Đức xếp ngay sau đó với 1 điểm kém hơn. Trong khi đó, Pháp, Đan Mạch, Phần Lan, Italia và Thụy Điển chia nhau vị trí thứ 3 với 187 điểm, tương đương với 187 quốc gia mà công dân nước này có thể nhập cảnh mà không cần thị thực.

Xếp cuối cùng trong danh sách là Afghanistan và Iraq, chỉ có 30 quốc gia chấp thuận cho người dân 2 quốc gia này đến nước mình mà không cần xin thị thực. Việt Nam đứng thứ 88 trong danh sách này với 51 điểm.

Theo Tiến sĩ Christian H. Kälin, Chủ tịch Tập đoàn Henley & Partners, dữ liệu mà công ty ông thu thập trong 14 năm qua cho thấy các quốc gia đang ngày càng nới lỏng hơn đối với các du khách quốc tế trong vấn đề xin thị thực.

Cụ thể trong năm 2006, một công dân trung bình có thể tới 58 quốc gia mà không cần xin thị thực. Vào cuối năm 2018, con số này đã tăng lên gần gấp đôi, 107.

Việc Trung Quốc liên tục thăng hạng trong các bảng xếp hạng của Henley Passport Index những năm qua là một minh chứng rõ ràng cho điều này.

Năm 2017, quốc gia này xếp hạng thứ 85 khi công dân của họ không cần visa khi nhập cảnh 51 nước. Tuy nhiên, tới năm 2019, Trung Quốc đã vươn lên vị trí thứ 67 nhờ việc 74 quốc gia trên thế giới miễn thị thực cho công dân nước này khi nhập cảnh.

Địa chỉ: 155 Cầu Giấy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline : 097 26 24 086
Facebook: https://www.facebook.com/visa.nhu.y/
Inbox : https://m.me/visa.nhu.y

nguồn : online

Filed Under: Du lịch úc, Kinh nghiệm, Visa, Visa Anh, Visa Canada, Visa Châu Âu, Visa Du Học, Visa Du lịch, Visa Hàn Quốc, Visa Mỹ, Visa Schengen, Visa Thăm Thân, Visa Trung Quốc, Visa Úc, Visa Định Cư

Sai lầm khó tin khiến cuộc đời chàng trai đã thay đổi hoàn toàn

Tháng Mười 7, 2018 by visanhuy Leave a Comment

Chàng trai người Scotland đứng trước Đấu trường La Mã, Italia

Jamie Ather, chàng trai 27 tuổi đến từ Lanarkshire, Scotland, đã có bước ngoặt cuộc đời từ một sai lầm rất tình cờ không thể ngờ được. Đến nay, Ather vẫn không tin nổi những gì từng xảy ra với mình.

Vào một đêm tối thứ 7 của năm 2015, Ather nhậu say xỉn với bạn bè. Sáng hôm sau, khi tỉnh giấc, anh giật mình phát hiện trong lúc say không kiểm soát đã tự đặt vé máy bay 500 bảng Anh (hơn 15 triệu đồng) để bay tới Brazil.

“Ngay sau đó, tôi cố gọi cho hãng hàng không để hủy chuyến vì không hề có ý định tới Brazil. Tất cả điều đó đều làm trong lúc say. Tuy nhiên hãng đã từ chối vì vé không thể hủy”, anh nhớ lại.

Sai lầm khó tin khiến cuộc đời chàng trai đã thay đổi hoàn toàn 3
Cuộc đời anh hoàn toàn thay đổi kể từ thời điểm mua chiếc vé máy bay tới Brazil khi đang say rượu

Vào thời điểm đó, tất cả người thân, bạn bè đều khuyên Ather hãy bỏ qua chiếc vé “sai lầm”, quên hẳn chuyến đi bởi một mình đến Nam Mỹ là điều nguy hiểm.

Nhưng Ather lại nghĩ khác. Anh cho rằng, kể cả trong lúc say, việc đặt mua vé chắc hẳn phải có lý do. Và anh quyết định lên đường.

Ngoài Brazil, Ather còn đặt thêm kế hoạch để đến Peru, Argentina. Như vậy, chuyến khởi hành tới Nam Mỹ của anh sẽ khám phá ở 3 quốc gia.

Sai lầm khó tin khiến cuộc đời chàng trai đã thay đổi hoàn toànChàng trai Scotland chụp hình trước đền Taj Mahal, Ấn Độ

Khi tự mình bước ra ngoài thế giới, Ather thấy mọi thứ thật tuyệt diệu không như tưởng tượng. Vào thời điểm tới di tích Machu Picchu ở Peru và chứng kiến bức tượng Chúa cứu thế ở Rio, Brazil, chàng trai Scotland tự nhận thấy đấu trường La Mã ở Italia sẽ là điểm đến tiếp theo.

Ather tự đặt cho mình mục tiêu sẽ tới thăm đủ 7 kỳ quan thế giới trước khi bước sang tuổi 30. Năm ngoái, anh đã ghé thăm đền Taj Mahal ở Ấn Độ và Vạn Lý Trường Thành tại Trung Quốc. Anh kịp hoàn thành nhiệm vụ vào cuối tháng 9 khi tới thành phố cổ Petra ở Jordan.

Tình hình ở Jordan bất ổn nên Ather phải giấu bố mẹ. Anh không muốn người thân của mình lo lắng chuyến đi mạo hiểm. Cuối cùng, anh hạnh phúc khi thấy bản thân đã làm đúng. “Tôi bắt đầu khóc khi thấy lối vào ở thành cổ Petra”, anh kể lại.

Để “làm tròn” chuyến đi, Ather bay từ Jordan tới Cairo. Tại đây, anh đặt chân tới kỳ quan cổ đại của thế giới – kim tự tháp Giza.

Đến thời điểm này, Ather vẫn cho rằng, nhờ chiếc vé máy bay đặt mua lúc say rượu, cuộc đời anh trở nên khác biệt và đã thành người đàn ông khác. Chưa bao giờ anh nghĩ mình sẽ đi xa, lại đi một mình. Nhưng đến giờ, Ather không còn là con người của trước kia.

Sai lầm khó tin khiến cuộc đời chàng trai đã thay đổi hoàn toàn
Ather tới thăm kỳ quan cuối cùng – thành phố cổ Petra ở Jordan

Dù đã hoàn thành mục tiêu đến 7 kỳ quan của thế giới, nhưng Ather không nghĩ mình sẽ dừng lại. Anh đã đặt chân tới 6 trong số 7 lục địa. Một nơi duy nhất chưa tới đó là Nam Cực.

Khi chia sẻ về kinh nghiệm du lịch, Ather cho rằng, dù sao mỗi người vẫn nên có lịch trình và kế hoạch cụ thể trước mỗi chuyến đi để đảm bảo mọi thứ được thuận lợi.

“Nếu tôi vẫn nghe lời khuyên của mọi người, sợ hãi trước một chuyến đi tới Brazil, đến nay chắc tôi không có cơ hội thay đổi cuộc sống của mình”, anh nói.

Hoàng Hà (báo dân trí)

Theo BBC/ NS

Filed Under: Visa Châu Âu, Visa Du lịch Tagged With: brazil, du lịch, du lịch ý, ý

Visa du lịch và thăm thân Anh tổng hợp

Tháng Mười 6, 2018 by visanhuy Leave a Comment

Visa Anh chắc chắn nằm trong top 3 visa khó xin nhất thế giới. Tuy nhiên đất nước Anh xinh đẹp luôn làm nao lòng bao thế hệ và nếu bạn là người mê du lịch thì nhất định bạn sẽ muốn đặt chân đến ít nhất 1 lần.

Bài viết này, Visa Như Ý chia sẻ Visa du lịch và thăm thân Anh tổng hợp  sẽ đưa ra vô vàn những thông tin hữu ích cho bạn nếu bạn đang muốn làm visa Anh mà không phải ai cũng có thể chia sẻ cho bạn.

  1. Quy trình làm hồ sơ visa Anh (Mục Visa du lịch và thăm thân Anh tổng hợp)

Bước 1: Tìm hiểu thông tin về loại thị thực mà mình cần phải nộp.

Xem thêm tại các loại thị thực Anh

Bước 2: Điền tờ khai xin thị thực online, đặt lịch hẹn và thanh toán phí visa Anh

Mỗi cá nhân xin thị thực Anh, bao gồm cả trẻ em, sẽ phải có riêng cho mình một bản khai xin thị thực trên mạng. Đương đơn sẽ cần có một địa chỉ email để đăng nhập. Chú ý điền đủ và đúng các thông tin trên tờ khai.

Sau khi hoàn thành tờ khai bạn chuyển qua bước chọn lịch hẹn mong muốn và thanh toán lệ phí thị thực online sau đó in tờ khai cùng lịch hẹn nộp hồ sơ tại VFS của mình.

Ở bước đặt lịch hẹn bạn sẽ lựa chọn dịch vụ mình sẽ sử dụng tại VFS, nếu bạn không có nhu cầu sử dụng các dịch vụ cao cấp “ premium lounge” thì chỉ việc chọn” standard visa application”. Hiện tại VFS có 3 dịch vụ cao cấp hạng vàng, bạc và đồng:

Dịch vụ cao cấp hạng đồng: 21.93USD gồm kiểm tra giấy tờ, tin nhắn và chuyển phát nhanh

Dịch vụ cao cấp hạng bạc: 87.72 USD so với hạng đồng bạn được thêm nộp hồ sơ mà không cần lịch hẹn

Dịch vụ cao cấp hạng vàng: 175.44USD so với hạng bạc bạn được thêm phòng chờ cao cấp

Để rõ hơn về các dịch vụ này bạn có thể xem thêm tại: https://vfsglobal.co.uk/vn/vi#latest-updates_o=Article%20Date,Descending

Phí visa Anh hiện tại như sau:

Standard Visitor visa 6 months £93.

2 years – £350

5 years – £636

10 years – £798

Lưu ý: Hồ sơ xin visa Anh bạn có thể nộp trước 90 ngày so với ngày đi dự kiến

Phí visa đã thanh toán nếu bạn ko nộp thì phải điền đơn refund theo quy định và chờ trong 1 thời gian nhất định mới có thể lấy lại được. Nếu không bạn sẽ mất phí này.

visa anh quốc

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ Visa du lịch và thăm thân Anh tổng hợp

Mục này tương đối dài nên mình sẽ thông tin chi tiết ở mục 2

Bước 4: Nộp hồ sơ tại trung tâm tiếp nhận thị thực Anh VFS

Tại Hà nội:

VFS Global Services Vietnam Pty Ltd. Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Vương quốc Anh,Tầng 3, Tòa nhà Gelex, 52, Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Tại TP Hồ Chí Minh:

VFS Global Services Vietnam Pty Ltd. Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Vương quốc Anh, Tầng 5, tòa nhà Resco, 94-96 Nguyễn Du, Phường Bến Nghé, Quận 1, HCM

Tại Đà Nẵng

VFS Global Services Vietnam Pty Ltd. Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Vương quốc Anh, tầng 6, Tòa nhà ACB, 218 đường Bạch Đằng, phường Phước Ninh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Việc cần làm tại trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực

Quý vị bắt buộc phải tham dự cuộc hẹn phục vụ cho việc xin thị thực. Quý vị không được cử người khác đi thay mình.

Đến sớm ít nhất 15 phút

Mang theo một bản sao hồ sơ xin thị thực dạng in, cũng như hộ chiếu hoặc giấy tờ thông hành còn giá trị với ít nhất 1 trang còn trống cả hai mặt.

Mang theo tất cả các giấy tờ hỗ trợ (bản gốc và bản sao)

Tại trung tâm, quý vị cũng cần phải lấy dấu vân tay và chụp ảnh. Đây được gọi là thu thập thông tin sinh trắc học. Máy quét vân tay kỹ thuật số sẽ thu thập hình ảnh của toàn bộ 10 ngón tay, và quý vị sẽ được chụp một ảnh kỹ thuật số. Máy quét vân tay kỹ thuật số không dùng mực, chất lỏng hoặc hóa chất, và sẽ không vương dấu lên da của quý vị.

Đảm bảo đầu ngón tay của quý vị không có bất kỳ dạng trang trí, vết đứt, mòn hoặc dấu vết nào khác vì chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng cung cấp ảnh quét vân tay có thể chấp nhận.

Nếu quý vị đang nộp đơn xin thị thực thay mặt cho một trẻ em dưới 5 tuổi, trẻ em đó cũng phải dự cuộc hẹn, nhưng không phải cung cấp dữ liệu vân tay.

Trẻ em dưới 18 tuổi cần có một người lớn đi kèm và người này không được là nhân viên của VFS Global.

Nếu không có thông tin sinh trắc học, thị thực của quý vị sẽ không được xét duyệt.

Đăng ký trả kết quả về nhà hoặc lên lấy kết quả trực tiếp: Nếu bạn đăng ký dịch vụ chuyển phát nhanh kết quả về nhà thì thường sẽ lâu hơn nếu bạn trực tiếp lên nhận tại VFS

Lưu ý: từ tháng 6/2018 tất cả hồ sơ visa Anh sẽ được scan và trả lại hồ sơ giấy cho đương đơn ngay tại chỗ. Vì vậy, bạn cần sắp xếp hồ sơ theo đúng thứ tự quy định và tháo sắn ghim để nhân viên VFS chỉ việc scan. Nếu bạn không làm việc này thì sẽ mất thêm phí dịch vụ của VFS để xếp hồ sơ cho quý vị.

Thị thực khẩn hay còn gọi là xét duyệt nhanh: 294USD. Trong trường hợp bạn lên kế hoạch quá gấp hoặc lỡ book vé máy bay trước, bạn có thể lựa chọn dịch vụ này. Dịch vụ này giúp hồ sơ của bạn được ưu tiên xét duyệt nhanh hơn thường là trong vòng 5 ngày làm việc. Tuy nhiên, có những trường hợp bạn phải chờ lâu hơn 5 ngày làm việc mà vẫn không hề được hoàn trả phí này. Bạn chỉ nhận được email thông báo rằng hồ sơ của bạn không thể được xét duyệt nhanh như thường lệ.

du lịch anh quốc

 

Địa chỉ: 155 Cầu Giấy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline 1: 0977 211 991
Hotline 2: 097 26 24 086
Facebook: https://www.facebook.com/visa.nhu.y/
Inbox : https://m.me/visa.nhu.y

Bước 5: Chờ kết quả và chuẩn bị cho việc phỏng vấn

Hồ sơ visa du lịch và thăm thân Anh thường sẽ có kết quả sau 7 đến 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ tại một trong hai trung tâm tiếp nhận. Thời gian này có thể lâu hơn tùy thời điểm.

Rất ít đương đơn bị phỏng vấn visa Anh, trong trường hợp có nghi vấn hoặc cần xác minh thông tin thì bạn sẽ không tránh khỏi phỏng vấn. Nếu bị phỏng vấn bạn sẽ nhận được điện thoại của nhân viên lãnh sự (là người Việt) và nếu bạn không tự làm hồ sơ cho mình thì cũng nên nắm được toàn bộ thông tin về hồ sơ đã nộp cũng như chuyến đi của mình để có câu trả lời khớp và suôn sẻ nhất có thể.

Bước 6: Nhận kết quả visa Anh

Sau khi xét duyệt xong bạn sẽ nhận được email thông báo xét duyệt xong, lúc này bạn vẫn chưa thể biết kết quả visa của mình là đậu hay không. Chỉ đển khi bạn nhận được hồ sơ trên tay và mở hộ chiếu của mình thì lúc đó mới biết được kết quả. Nếu được visa thì visa sẽ được dán trên hộ chiếu của bạn, nếu không thì trong hộ chiếu của bạn sẽ kẹp theo 1 bức thừ từ chối.

Hộ chiếu sẽ được gửi về địa chỉ của quý vị nếu quý vị trả lệ phí bưu điện. Nếu đến nhận trực tiếp, quý vị cần mang theo hoá đơn. Trường hợp có người đi nhận thay thì người này phải mang theo chứng minh thư, hoá đơn và thư uỷ quyền có chữ ký của quý vị.

Quý vị cần kiểm tra các thông tin sau trong trường hợp được cấp thị thực:

– Các chi tiết cá nhân như tên, ngày tháng năm sinh, số hộ chiếu, quốc tịch, giới tính được ghi đúng.

– Thị thực ghi đúng mục đích chuyến đi và có giá trị nhập cảnh tại thời điểm quý vị muốn vào Anh (lưu ý rằng quý vị có thể xin cấp thị thực với thời hạn lùi sau 3 tháng so với thời điểm nộp đơn nếu chưa muốn nhập cảnh vào Anh ngay).

– Quý vị cần liên lạc ngay với trung tâm tiếp nhận thị thực VFS nếu nhận ra bất kỳ sai sót nào trên thị thực của mình.

Sau 6 bước Chia sẻ Kinh nghiệm xin Visa du lịch Anh quốc gần như đủ một checklist cho các bạn làm lần đầu, tránh khỏi nhiều thắc mắc và bỡ bỡ,

  1. HƯỚNG DẪN ĐẦY ĐỦ GIẤY TỜ XIN VISA ANH 

Lưu ý quan trọng trước khi làm hồ sơ:

– Tất cả các văn bản nộp xin visa du lịch Anh đều phải bằng tiếng Anh. Kể cả CMND cũng phải đem đi dịch.

– Visa đi Anh có thể nộp trước 90 ngày trước ngày khởi hành dự kiến. Nên nộp càng sớm càng tốt để chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra và có visa rồi có thể ung dung lựa vé ngày bay nào tốt hơn. Visa du lịch/thăm thân Anh (dạng Visitor) sẽ được cấp 180 ngày. Sau khi được cấp visa bạn có thể bay ngày nào trong đó cũng dc không nhất thiết phải giống như khai trong application.

– Do trong Application form khai rất sơ sài nên cần đính kèm 1 cái Letter Of expression để trình bày hoàn cảnh của mình, giải thích về tài chính, mục đích chuyến đi để nhân viên lãnh sự có cái nhìn rõ ràng nhất.

– Bất kì cái gì liên quan đến mối quan hệ, tài chính, công việc trong Application form đều phải có giấy tờ chứng minh đi kèm. Có 1 trường hợp đi du lịch Anh kê khai là có bạn bên đó nhưng mục đích chính không phải là đi thăm ng bạn đó nhưng đã lỡ kê khai tên, tuổi của người bạn kia thì phải nộp giấy tờ chứng minh (ảnh chụp chung, đoạn chat,…) không thì sẽ bị từ . Còn nếu chỉ là bạn bình thường không chứng minh được quan hệ thì tốt nhất là chỉ khai đi du lịch.

Danh mục giấy tờ chi tiết

Giấy tờ cá nhân

– Hộ chiếu còn hiệu lực trong ít nhất 6 tháng và có 2 trang trống để gắn visa. Mang theo cả hộ chiếu cũ (nếu có).

– Hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận kết hôn (nếu có)…

Giấy tờ chứng minh tài chính, thu nhập

– Sinh viên: Thẻ sinh viên, giấy xác nhận sinh viên, đơn xin nghỉ học, giấy xác nhận thành tích học tập/đóng góp tập thể/xác nhận chủ tịch CLB,v.v… (ko ai yêu cầu nhưng nộp vào để thể hiện bản thân và làm đẹp hồ sơ)

– Nhân viên: HDLD, quyết định bổ nhiệm(nếu có) bank statement ít nhất là 3 tháng gần nhất ( hoặc bảng lương, phiếu chi lương giấy). Tất cả các văn bản lquan đến cty đều phải có con dấu kèm chữ kí.

– Kinh doanh: Đăng kí kinh doanh, giấy tờ nộp thuế, sao kê tài khoản công ty(nếu có) hợp đồng kinh tế, báo cáo tài chính (nếu có)

– Về hưu: Sổ hưu, Xác nhận hưu trí (quyết định nghỉ hưu), sổ lĩnh lương hưu hoặc sao kê ngân hàng nếu trả lương hưu qua ngân hàng.

– Cho thuê bất động sản, chơi chứng khoán, cho thuê tài sản,…: các văn bản hợp đồng + giấy tờ chứng minh khoản thu,….

Khai chi phí cho chuyến đi

Sổ tiết kiệm

Theo quy định của dsq Anh thì không có quy định nào về STk vì ở nước ngoài nó không phải là phổ biến như ở VN. Thay vào đó bạn phải duy trì được số tiền nhất định trong tài khoản ngân hàng liên tục trong thời gian dài. Số tiền này chính là tiền dùng cho chuyến đi của bạn. Ở VN thì rất ít người để tiền trong TK mà phần lớn là đầu tư làm ăn hoặc gửi tiết kiệm. Vậy, phương án tốt nhất vẫn là dùng sổ tiết kiệm để chứng minh.

Tại sao mình lại để riêng sổ tiết kiệm 1 mục vì phần này rất quan trọng trong hồ sơ visa UK. Thông thường mọi người sẽ nghĩ rằng có càng nhiều tiền trong tài khoản tiết kiệm càng tốt. Ok nó đúng với trường hợp thu nhập của bạn cũng phải tương đương với số tiền đó. Còn nếu không, chỉ cần số tiền tối thiểu là nhỉnh hơn so với chi phí cho chuyến đi thường khoảng 100-200 triệu với hồ sơ du lịch và thăm thân thông thường.

– Nếu bạn có sổ 400-500tr. Số tiền này không phải bạn kiếm ra mà được bố mẹ/ người thân đưa cho. Bạn phải ghi rõ trong Letter of Expression là tiền này không phải của tôi kèm theo các giấy tờ chứng minh nguồn gốc số tiền đó. Nếu là tiền của bạn thì thu nhập của bạn và giấy tờ chứng minh nguồn gốc của số tiền đó từ đâu? Từ khi nào? Phải tương xứng.

– Nếu sổ nhiều hơn nữa mà không chứng minh được nguồn gốc và thu nhập, tốt nhất bạn làm dịch vụ 1 sổ nhỏ để nộp hồ sơ.

Đối với hồ sơ visa thăm thân Anh

Hồ sơ thăm thân ở đây có thể là thăm người thân trong gia đình, bạn bè hoặc người yêu.

– Giấy tờ chứng minh quan hệ: giấy khai sinh, ảnh, thư, tin nhắn, cuộc gọi…

– Thông tin chỗ ở người bên Anh: giấy tờ nhà, hóa đơn điện, nước, gas, bank statement…(để thể hiện địa chỉ)

– Giấy tờ công việc người bên Anh: có hoặc không đều ok, nếu làm công việc và thu nhập tốt thì mới nộp còn không tốt nhất là bỏ qua

– Thư mời có chữ ký người mời (chỉ cần bản copy chứ ko cần chữ ký gốc)

Đối với hồ sơ visa công tác Anh

– Thư mời có ghi rõ thông tin người được mời, lịch trình, thông tin về chi phí hoặc tài trợ chi phí (nếu có)

– Giấy tờ làm việc qua lại giữa 2 bên công ty: hợp đồng, thỏa thuận, email…

– Quyết định cử đi công tác

– Nếu được công ty hoặc đối tác tài trợ hoàn toàn chi phí, đương đơn vẫn cần nộp các giấy tờ công việc và lương.

Phần khai chi phí cá nhân và chi phí cho chuyến đi

Form sẽ có các câu hỏi liên quan đến các nguồn thu nhập và chi phí:

– Thu nhập từ công việc chính: theo giấy tờ công việc

– Thu nhập khác : tiền tiết kiệm, cho thuê bất động sản, cổ phiếu…

– Chi phí cuộc sống hàng tháng ở VN: cái này dựa vào thực tế và cân đối với thu nhập trên giấy tờ mình có, bình thường khoảng 100GBP – 1000GBP tùy công việc, thu nhập của bạn cũng như bạn có cần chu cấp chi phí cho thành viên nào trong gia đình hay không. Nếu bạn làm giám đốc, thu nhập 3000GBP 1 tháng thì chi 1000GBP 1 tháng cũng không thành vấn đề nhưng nếu thu nhập 10 triệu/ tháng thì chỉ nên khai chi tiêu 100GBP/ tháng.

– Bạn có bao nhiêu tiền cho chuyến đi này: đây là số tiền bạn có trong sổ tiết kiệm để chuẩn bị chuyến đi

– Tiền vé máy bay: trên dưới 700GBP

– Chi phí chi tiêu khác khi ở Anh (living expenses): tùy theo thời gian bạn ở Anh và mục đích du lịch hay thăm thân, thường thăm thân mà ở cùng gia đình thì chỉ mất ít chi phí hơn đi du lịch.

– Chi phí chỗ ở: thăm thân ở cùng người mời sẽ khai là 0GBP còn nếu bạn thuê khách sạn thì khai chi phí khách sạn.

– Tổng chi phí cho chuyến đi: là tiền chi tiêu + vé máy bay + chỗ ở

 

Làm visa Anh thực sự phải rất cẩn thận và phải hiểu về những thông tin và dsq cần cũng như nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu trong hồ sơ của mình với mục đích thể hiện rằng mình đi đúng mục đích.

Nếu bạn quá bận rộn, bạn chưa biết cần phải làm gì hay gặp nhiều khó khăn trong chuẩn bị hồ sơ, hồ sơ đặc biệt, hồ sơ đã bị từ chối. Hãy liên hệ ngay với chuyên gia Visa Anh của chúng tôi để được tư vấn chi tiết và tận tình nhất.

 

Địa chỉ: 155 Cầu Giấy, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline 1: 0977 211 991
Hotline 2: 097 26 24 086
Facebook: https://www.facebook.com/visa.nhu.y/
Inbox : https://m.me/visa.nhu.y

Filed Under: Kinh nghiệm, Visa Anh, Visa Châu Âu, Visa Schengen Tagged With: du lịch, kết quả, nộp visa, phí xin visa, thị thực, từ chối, visa anh

Copyright © 2021 · Author Pro Theme on Genesis Framework · WordPress · Log in